Nguồn gốc Nhóm_Pasiphae

Biểu đồ này so sánh các yếu tố quỹ đạo và kích cỡ tương đối của các thành viên cốt lõi của nhóm Pasiphae. Trục hoành biểu thị khoảng cách trung bình của chúng tới Sao Mộc, trục tung biểu thị độ nghiêng quỹ đạo, và các vòng tròn thể hiện kích cỡ tương đối của chúng.

Người ta cho rằng nhóm Pasiphae được hình thành khi Sao Mộc bắt giữ được một tiểu hành tinh, cái mà sau đó đã bị vỡ vụn sau một vụ va chạm. Bản thể nguyên gốc của thiên thể đó không bị vỡ ra nhiều: Bản thể ban đầu của thiên thạch này được tính toán là có đường kính 60 km, có kích cỡ khoảng bằng Pasiphae; Pasiphae giữ lại 99% khối lượng nguyên gốc. Tuy nhiên, nếu Sinope thuộc về nhóm thì tỷ lệ còn nhỏ hơn, 87%.[2]

Khác với nhóm Carme và nhóm Ananke, lý thuyết cho rằng nhóm Pasiphae được hình thành bởi một va chạm duy nhất được bác bỏ hoàn toàn bởi các cuộc nghiên cứu. Đây là bởi vì nhóm Pasiphae, trong khi bán trục lớn tương đồng, lại có độ nghiêng quỹ đạo bị phân tán rộng.[./Pasiphae_group#cite_note-3 [note 1]][note 1] Đồng thời, Sinope có lẽ không phải là một phần của những gì còn sót lại của cùng một vụ va chạm và thay vào đó bị bắt giữ độc lập.[4] Sự khác biệt trong màu sắc giữa các vật thể (xám đối với Pasiphae, đỏ nhạt đối với Callirrhoe và Megaclite) cũng gợi ra rằng nhóm có lẽ có nguồn gốc phức tạp hơn thay vì một vụ va chạm duy nhất.[4]

Biểu đồ này so sánh độ phân tán rộng của nhóm Pasiphae (màu đỏ) với nhóm thu gọn hơn là Ananke (xanh biển) và Carme (xanh lá).